08:33 ICT Thứ sáu, 26/04/2024

Trang nhất » Tin tức » Hoạt động văn hóa

Bình Phước giàu bản sắc văn hóa

Thứ ba - 18/08/2020 08:57
Ảnh đại diện

Ảnh đại diện

Bình Phước giàu bản sắc văn hóa, với 41 thành phần dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, trong cùng một dân tộc nhưng mỗi nhóm, ngành mang đặc điểm, sắc thái riêng với nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội rất phong phú.

Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5-2-2015 của Ban Bí thư Trung ương về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, ngày 26-5-2015 Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 230-KH/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 41 đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI

Để cụ thể hóa nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW, các cấp ủy đã tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục, thực hiện tốt nếp sống văn minh... Công tác tuyên truyền được các ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội quan tâm, tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND về việc quy định tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh và các quy định khác của pháp luật. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Ðồng bào S’tiêng múa chiêng, đánh gậy tại lễ hội tổ chức ở trảng cỏ Bù Lạch, huyện Bù Ðăng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 76 lễ hội, trong đó 12 lễ hội cấp tỉnh, 19 lễ hội cấp huyện, 42 lễ hội cấp xã quản lý; với 40 lễ hội dân gian, 11 lễ hội lịch sử cách mạng, 1 lễ hội ngành nghề, 15 lễ hội tôn giáo, 6 lễ hội văn hóa, du lịch. Một số lễ hội gắn với các di tích tiêu biểu như: Di tích đình thần Hưng Long (huyện Chơn Thành), Chốt chặn Tàu Ô, đình thần Tân Khai, đình thần Thanh An (huyện Hớn Quản), đình thần Tân Lập Phú (TX. Bình Long), chùa Sóc Lớn (huyện Lộc Ninh), miếu Bà Rá (TX. Phước Long) và các lễ hội truyền thống được tổ chức đảm bảo trang trọng, ý nghĩa, lành mạnh, thu hút đông khách tham quan.

Lễ hội tôn giáo gồm lễ Phật đản (Phật giáo), lễ Noel (Thiên chúa giáo) và lễ Ramadan (dân tộc Chăm)... được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền thành lập đoàn đến thăm hỏi, chúc mừng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để lễ hội diễn ra trang trọng, ý nghĩa, gắn kết cộng đồng, tuân thủ quy định pháp luật.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỄ HỘI

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp thường xuyên tăng cường kiểm tra việc chấp hành và chấn chỉnh, phê bình, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, lợi dụng lễ hội trục lợi, tổ chức lễ hội không đúng quy định. Trong 5 năm qua, các ngành chức năng kiểm duyệt và chấp thuận cho biểu diễn 53 chương trình văn nghệ, chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật, xiếc, hội chợ lưu diễn tại các địa phương trong tỉnh.

Hằng năm, ban chỉ đạo các ngày lễ lớn của tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong năm. Ngoài ra, các ngành, các cấp, đoàn thể trong tỉnh phối hợp tổ chức lễ hội đúng theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Công tác xã hội hóa hoạt động lễ hội được quan tâm, thu hút nhiều tập thể, cá nhân tham gia, tạo không khí vui tươi, thắt chặt tinh thần đoàn kết các dân tộc, giữa Đảng với nhân dân. Thông qua các hoạt động lễ hội đã góp phần tuyên truyền thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Hiện nay, Bình Phước có 39 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt, 11 di tích quốc gia, 23 di tích cấp tỉnh được xếp hạng và gần 60 di tích khác đã được lập hồ sơ quản lý. Đây là những tài sản quý trong kho tàng di sản văn hóa ở Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa luôn được tỉnh quan tâm và thực hiện hiệu quả. Thông qua hoạt động tham quan, về nguồn, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa ở địa phương được đẩy mạnh, giúp người dân và du khách nâng cao ý thức và hành động bảo vệ, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của di tích, lễ hội. Đặc biệt, các vi phạm thường xảy ra tại lễ hội như mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, việc lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép, cờ bạc trá hình, mê tín dị đoan... được đẩy lùi. Lượng du khách đến với lễ hội ngày càng đông hơn, hoạt động lễ hội từng bước đi vào nền nếp, góp phần phát triển hoạt động du lịch ở địa phương.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước