15:31 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin tức » Hoạt động văn hóa

“Giữ lửa” văn hóa dân tộc S’tiêng qua sản phẩm đan lát

Thứ sáu - 25/09/2020 08:26
Ảnh đại diện

Ảnh đại diện

Trong đồng bào S’tiêng còn ít người biết đan gùi, dệt thổ cẩm. Nhưng khi trong gia đình có một người đan gùi dễ có thêm một người biết dệt thổ cẩm. Đối với gia đình ông Điều K’Banh (SN 1950) ở ấp Lam Sơn, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, cả hai vợ chồngđan lát đã40 năm nay. Dẫu mục đích chỉ để phục vụ đời sống hàng ngày của gia đình và đồng bào S’tiêng quanh vùng nhưng từ đó đã góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông KBanh bên chiec gùi

Tình yêu với gùi

Từ lâu, ông K’Banh được người dân ấp Lam Sơn xem là người con ưu tú của đồng bào S’tiêng, ngoài được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, đảng viên 42 tuổi đảng, ông là một trong rất ít người đan được gùi đẹp, mịn đều trong ấp.Theo chia sẻ của ông, thời niên thiếu đã biết đan gùi. Sau khi từ chiến trường về, năm 1975,mới học đan thành thục và gắn bó đến nay. Bởi trong đời sống người dân S’tiêng, chiếc gùi mãi là biểu tượng của họ, có trong mọi sinh hoạt, sản xuất của gia đình. “Gùi gắn bó với người S’tiêng như hình với bóng:Từlàmvườn lên rẫy hayvào rừng, gùi luôn được người cõng trên lưng. Gùi đựng nông sản, gùi chứa vải vóc, gùi làm dụng cụ đo lường nông sản...” - ông K’Banh.

Tuy nhiên, không phải ai muốn đan gùi cũng được khi không có sự khéo léo và cần mẫn. Mỗi người muốn học đan gùi mất rất nhiều thời gian mới đan thành thục,mới làm ra được những sản phẩm đẹp, chắc và có lát đan mịn đều.Bên cạnh, khi đã đan thạo, mỗi tháng chuyên ngồi đan cũng chỉ được tối đa 5 chiếc. Chính từ những đòi hỏi công phu này, ông K’Banh thấy tự hào ngay cả lúc vót mây, phơi từng lóng lồ ô, chưa kể những lúc gùi thành hình trên đôi tay.Ông K’Banh nói: “Mỗi năm đến mùa điều,tôi phải tạm dừng đan gùi. Mấy tháng sau tiếp tục thấy lòng rộn lên như đứa trẻ lâu ngày gặp lại mẹ”. Song càng tự hào bao nhiêu, càng hạnh phúc bao nhiêu với công việc đan gùi càng làm ông nặng lòng với tâm tư khó chia sẻ là làm cách nào để con, cháu yêu và học đan gùi từ cha.“Thường ngày chúng biết dùng gùi phục vụ đời sống nhưng không muốn học đan. Chúng sợ mất nhiều thời gian, ngại vào sâu trong rừng kiếm mây, lồ ô và không chấp nhận việc ngồi cả tháng chỉ đan dăm ba chiếc gùi. Tôi buồn như chúng phạm lỗi với mình...Thôi, tôi cứ tự đan, mong hàng ngày con, cháu nhìn thấy sẽ nung nấu dần tình yêu với gùi, hiểu được giá trị, ý nghĩa của từng chiếc gùi trong đời sống của chúng sau này” – giọng ông trầm xuống.

Theo tìm hiểu, hiện Lam Sơn có khoảng 5 người đan được gùi nhưng chỉ người già và trong đó có 2 người còn đan. Lý do các cụ không còn đan do1 tháng “ăn ngủ với gùi”chỉ được 5 chiếc. Với giá bán 200-500 ngàn đồng/chiếc thu về từ 1,5 đến 2 triệu đồng không đủ chi tiêu.Đòi hỏi của cuộc sống bắt buộc các cụ phải gắn bó với những công việc khác có thu nhập khá hơn. Tuy nhiên, ông K’Banh cũng nói như reo rằng ngày càng có những người sống ở thị thành (Đồng Xoài, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh)tìm về mua gùi làm vật trang trí nhà cửa, quán sá; đồng thời người S’tiêng vẫn quen sử dụng gùi trong mọi sinh hoạt, sản xuất nên một ngày không xa sẽ có những người trẻ S’tiêng yêu và học đan gùi, giữ gìn được bẳn sắc văn hóa dân tộc mình.

Giữ gìn những vuông vải thổ cẩm

Cũng như chồng, bà Thị B’rá biết dệt thổ cẩm từ thời niên thiếu. Khi cuộc sống hiện đại về tới Lam Sơn, bà vẫn say sưa dệt. Bà muốn tự tay làm nên những vuông vải bền và đẹp để khi quấn thành quầy thấy bản thân là phụ nữ S’tiêng, thấy các con gái là con gái S’tiêng, thấy văn hóa dân tộc đậm đà màu sắc trong cuộc sống gia đình. Cũng từ tình yêu với những vuông vải này, những tấm vải được dệt từ thời con gái, cách đây gần 40 năm, được bà sử dụng và dè giữ như mới.

Bà B’Rá chia sẻ: “Có thể mọi sản phẩm của cuộc sống ngày nay lan dần vào đời sống người S’tiêng như nhà gạch, ôtô, tivi, tủ lạnh, quần áo, vải vóc... Nhưng tôi vẫn đồng lòng với chồng rằng những gì của dân tộc còn sử dụng tốt vẫn gìn giữ, sử dụng. Nhà cửa được làm từ gỗ,  gùi vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày, vải thổ cẩm vẫn quấn thành quầy”. Tuy việc trông cháu chiếm hết thời gian trong ngày của bà nhưng những vuông thổ cẩm có sức bền hàng chục năm được bà dệt cẩn thận từ thời con gái đã tôn lên những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ S’tiêng.

Ngoài ra, mỗi lần bà ra vườn hái rau hay cùng chồng K’Banh vào rừng kiếm lồ ô ai cũng trầm trồ trước hình mẫu chuẩn đẹp của người phụ nữ S’tiêng:Đôi lỗ tai dài, to, chiếc vòng cườm với màu sắc chủ đạo vàng, đỏ trên cổ và đôi tay đeo chiếcvòng đồng. Bà mặc quầy cõng gùi, trong gùi có những bụm măng rừng, đi bên cạnh người đàn ông quen sống cảnh núi rừng đại ngàn.

Tác giả bài viết: Cẩm Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước