22:34 ICT Thứ bảy, 21/12/2024

Trang nhất » Tin tức » Hoạt động huyện thị

Hội phụ nữ xã Đăng Hà với mô hình đan sợi bèo lục bình góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai - 24/08/2020 16:16
Ảnh đại diện

Ảnh đại diện

Đăng Hà là xã vùng sâu của huyện Bù Đăng, với 75% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là đồng bào Tày, Nùng, Dao từ phía Bắc di cư vào lập nghiệp mang theo nghề trồng lúa nước. Cùng với lợi thế nguồn nước dồi dào từ sông Đồng Nai, thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa, từ lâu, trồng lúa nước đã trở thành kinh tế chủ lực của người dân nơi đây. Tuy nhiên, với tập quán canh tác truyền thống, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nông dân Đăng Hà chỉ trồng từ 2 - 3 vụ lúa/năm với năng suất bình quân 4 - 6 tấn/ha nhưng năm được mùa, năm mất. Cùng với đó, tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại, một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất nên đời sống của một bộ phận dân cư gặp nhiều khó khăn

Gia đình và người thân chị Liễu Thị Dung, thôn 5, xã Đăng Hà đan sản sợi lục bình.

Nhằm động viên, giúp đỡ chị em phụ nữ có thêm việc làm, tạo nguồn thu cho gia đình, Hội phụ nữ xã Đăng Hà nhận thấy việc đan sợi bèo lục bình phù hợp với nhiều chị em nhất là các chị lớn tuổi, mắt kém. Ban đầu có vài chị em tham gia nay đã lan rộng ra 6/6 thôn của xã đã góp phần đáng kể giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Chị Lộc Thị Viết – Hội viên hội phụ nữ xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng cho biết: “Tình cờ được biết bên huyện Cát Tiên có xưởng đan sợi lục bình, tôi nhận thấy chị em trong thôn rất là khó khăn, không có công ăn việc, nhất là sau khi xuống giống lúa Bên cạnh đó, một số chị em lớn tuổi mắt kém nên việc bóc vỏ điều rất khó khăn. Do đó, tôi sang học việc và đứng ra liên hệ xưởng đan lục bình làm đầu mối nhận hàng về cho chị em trong xã làm thêm nhằm tạo công ăn việc làm, giúp chị em có thêm thu nhập, ổn định đời sống”.

Quy trình đan sợi lục bình có 3 công đoạn chính: Công đoạn đầu tiên là dán keo che phủ khung sắt của sản phẩm; công đoạn thứ 2 là đan phần thân và cuối cùng là đan đáy và phần trên. Để làm được sản phẩm, một người thợ lành nghề ngày có thể đan được từ 3 -5 sản phẩm. Những người mới vào nghề mỗi ngày có thể đan từ 1 – 2 sản phẩm. Với mức thu nhập hiện nay khoảng 30.000 đồng/1 sản phẩm. Như vậy so với nhích vỏ lụa hạt điều thì việc đan này mang lại nguồn thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó phù hợp với người lớn tuổi mắt kém không thể nhíc vỏ lụa hạt điều – Chị Chị Lộc Thị Viết cho biết thêm.

Trong những ngày này, nếu ai có dịp về thăm Đăng Hà đề thấy cảnh chị em phụ nữ ngồi từng nhóm 3 – 5 người quay quần đang sợi lục bình thay cho việc bóc vỏ hạt điều mà ta thường thấy trước đây. Có thể nói, nghề Đan sợi lục bình đã mang lại niềm vui nho nhỏ dù mức thu nhập ban đầu chưa cao do mới làm quen với công việc nhưng so với bóc vỏ lụa thì thu nhập hơn hẳn. Bên cạnh đó, ai cũng có thể tham gia từ các em bé cho đến người lớn tuổi. Chị Liễu Thị Dung, thôn 5, xã Đăng Hà cho biết: “Bản thân lớn tuổi, mắt kém, trước đây có nhận bóc vỏ điều mỗi ngày chỉ thu được 20.000 đồng. Từ ngày chị Lộc Thị Viết khởi xướng mô hình này, tôi cũng học và cảm nhận công việc rất đơn giản, phù hợp lứa tuổi của tôi. Hiện nay tôi mới học việc nên mỗi ngày chỉ làm được 2 sản phẩm. Với mức thu nhập hiện tại được 60.000 đồng/1 ngày. So với bóc vỏ điều tôi thấy công việc đan lục bình dễ hơn, có thu nhập cao hơn. Nhất là trong gia đình ai cũng có thể tham gia, vừa có việc làm, vừa có điều kiện để gia đình quay quần vào mỗi tối hay lúc nông nhàn

Mô hình đan sợi lục bình là một hướng ra của Hội liên hiệp phụ nữ xã Đăng Hà trong việc tích cực tìm kiếm các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế của xã. Chị Đinh Thị Dâm – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng chia sẽ:“Qua tìm hiểu mô hình đan sợi lục bình, hội phụ nữ xã đã vận động một số chị em sang học nghề về truyền đạt lại cho các hội viên để cùng làm. Ban đầu vận động rất khó khăn do một số chị em ngại làm không được. Nhưng dần dần người biết kèm cặp, hướng dẫn tỷ mỹ từng công đoạn, nên mọi người nhận thấy công việc đơn giản. Vì vạy nhiều chị em trong xã tham gia tổ sản xuất đan sợi lục bình. Hướng sắp tới, Hội phụ nữ xã sẽ thành lập hợp tác xã để làm cầu nối cho chị em hội viên nhằm giúp chị em có việc làm ổn định, góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững”

Hiện nay sản phẩm chủ yếu là đồng gia dụng trong gia đình, với nhiều mẫu mã đa dạng. Giá công đan phụ thuộc vào loại sản phẩm, có những sản phẩm cầu kỳ, đòi hỏi sự tỷ mỹ, mất nhiều công giá thành lên đến 100.000 đồng/1 sản phẩm. Tuy nhiên, do mới tiếp cận nên các chị em phụ nữ xã Đăng Hà chọn sản phảm thùng đựng đồ sinh hoạt gia đình, vừa đơn giản, vừa dễ làm nhằm giúp các hội viên làm quen với công việc, tạo nguồn thu nhập trong mùa dịch covid-19.

Hy vọng mô hình đan sợi lục bình sẽ góp phần giúp chị em phụ nữ xã Đăng Hà tận dụng được thời gian nông nhàn, nhất là các chị lớn tuổi hay các em bé tranh thủ ngày nghỉ, ngày hè phụ giúp bố mẹ có thêm việc làm, tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Qua đó giúp các gia đình ổn định kinh tế trong mùa dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại và xóa đói giảm nghèo cho các hội viên.

Tác giả bài viết: Lê Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước