Ảnh đại diện
Trong năm 2019 phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH)và Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt”trên địa bàn huyện Chơn Thành được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, được cán bộ và nhân dân trong huyện tích cực tham gia hưởng ứng.Từ đó, đời sống văn hoá tinh thần, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư toàn huyện không ngừng được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Hải, trao biểu trưng cho 2 gia đình văn hóa tiêu biểu của ấp 4, xã Minh Lâp ( Chơn Thành)
Ngay từ đầu năm Ban chỉ đạo TDĐKXDĐSVH”và Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt”huyện, đã tổ chức phát động phong trào thi đua, phấn đấu xây dựng gia đình văn hoá; cơ quan, đơn vị văn hóa; ấp, khu phố, văn hóa, động viên mọi người tích cực tham gia phong trào xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong nhân dân, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân; xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; đảm bảo 100% khu dân cư xây dựng được quy ước, hương ước thực hiện nếp sống văn hoá mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động, đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa và đơn vị văn hóa được ban chỉ đạo các cấp quan tâm. Quy trình đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận danh hiệu gia đình văn hóa được các địa phương tổ chức thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Kết quả trong năm 2019 có 17.630/17.943 hộ đăng ký hộ Gia đình văn hóa”và Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt” (đạt tỷ lệ 98,2%).Qua kiểm tra, bình xét cuối năm có 17.152/17.630 hộ đạt “Gia đình văn hóa”và Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt” (đạt tỷ lệ 97,3%). Số khu dân cư đạt tiêu chí về khu dân cư văn hóa là 70/70 khu dân cư, đạt 100%. Trong đó có 50/70 khu dân cư đạt tiêu chí văn hóa 5 năm liên tục (đạt tỷ lệ 71%).Đối với cuộc vận động xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp “Đạt chuẩn văn hóa”, có 100/104 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và 3.484 cá nhân đạt nếp sống văn minh. Thực hiệnCuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt”huyện Chơn Thành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhằmtuyên truyền xây dựng con người Bình Phước có tinh thần yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, có lối sống văn hóa theo phương châm “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” và trở thành nét đẹp hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi và trong công sở. Tại các địa phương đã xuất hiện những gương điển hình tiên tiến đóng góp tích cực cho phong trào như: Phong trào xây dựng nông thôn mới có gia đình anh Phạm Viết Tuyên, anh Phạm Duy Tuyến và gia đình anh Huỳnh Văn Tám ở xã Minh Thành. Phong trào nông dân sản xuất giỏi,giúp đỡ tương trợ cộng đồng có gia đình bà Bùi Thị Dinh ở Minh Lập. Phong trào đấu tranh trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh trật có anh Nguyễn Đức Tài ở thị trấn Chơn Thành…Thông qua nhiều cách làm, nhiều hình thức mới đã tạo nên những nét đẹp hàng ngày trong giao tiếp, ứng xử của mỗi người dân Chơn Thành, bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Trong thực hiện phong trào Đoàn kết xóa đói, giảm nghèo, toàn huyện đã xây dựng và bàn giao được 30 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trị giá 2,7 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng 19 căn nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số (mỗi căn trị giá hơn 71 triệu đồng); tặng quà cho các đối tượng nhân các dịp lễ, tết được 6.038 phần quà, trị giá 2.024.380.000 đồng.Các hội, đoàn thể huyện đã vận động được hơn 5 tỷ đồng cho hội viên vay để sản xuất phát triển kinh tế. Theo đó trong năm 2019 toàn huyện đã giảm được 123 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo toàn huyện còn 108 hộ, chiếm tỷ lệ 0,4%
Phó chủ tịch UBND huyện Phạm Văn Hùng khảng định:phong trào TDĐKXDĐSVHvà Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt” trong thời gian qua đã tạo nên diện mạo mới cho địa phương, góp phần đem lại sự nhận thức sâu sắc về văn hóa của người dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. Mặt khác, thông qua việc xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa đã góp phần thực hiện các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm giúp cho mỗi người dân có điều kiện phát triển kinh tế, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương”./.
Tác giả bài viết: Đỗ Trình
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn