00:02 ICT Chủ nhật, 22/12/2024

Trang nhất » Tin tức » Hoạt động gia đình

Các nội dung thi trong Hội thi tuyên truyền về phòng, chống bạo lực

Thứ ba - 12/06/2012 15:14
Thể lệ các nội dung thi trong Hội thi tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2012 và ngày Hội gia đình tỉnh Bình Phước lần III năm 2012 (Thay thế Thể lệ số 08/TL-SVHTTDL ngày 29/5/2012 về các nội dung thi trong ngày Hội gia đình tỉnh Bình Phước lần III năm 2012)

THỂ LỆ

Các nội dung thi trong Hội thi tuyên truyền về phòng, chống bạo lực

 gia đình năm 2012 và ngày Hội gia đình tỉnh Bình Phước lần III năm 2012 

(Thay thế Thể lệ số 08/TL-SVHTTDL ngày 29/5/2012 về các nội dung thi trong ngày Hội gia đình tỉnh Bình Phước lần III năm 2012) 

 

 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Tạo điều kiện để các gia đình văn hoá tiêu biểu tỉnh Bình Phước có cơ hội giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, ẩm thực địa phương, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, giới thiệu nét văn hóa đặc thù của từng huyện, thị xã góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng gia đình Việt Nam với các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; khẳng định các giá trị văn hóa gia đình là những nhân tố quyết định để xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở, nhằm đáp ứng chủ đề Gia đình năm 2012 "Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại". 

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến nhận thức của cộng đồng về việc thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới; kỹ năng ứng xử trong gia đình; đạo đức, lối sống trong gia đình; cách tổ chức tốt cuộc sống gia đình.

II. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Về các gia đình được cử tham gia ngày Hội:

- Là gia đình văn hóa tiêu biểu của địa phương ít nhất 03 năm liên tục.
- Gia đình đủ 04 thành viên (chồng, vợ và 02 con); trong đó, khuyến khích con từ 17 tuổi trở xuống.
- Các thành viên trong gia đình đủ sức khỏe, có sở thích và điều kiện tham gia chương trình Ngày hội.
- Các gia đình đã đạt giải chính thức (các hạng I, I, III) tại Ngày hội Gia đình tỉnh Bình Phước những năm trước không được tham dự Ngày hội Gia đình tỉnh Bình Phước lần III năm 2012.

2. Hồ sơ đăng ký:

- Giấy chứng nhận “Gia đình Văn hóa” 3 năm liền (bản photo).

- Hộ khẩu thường trú của gia đình hoặc giấy khai sinh của các con (photo).

- Danh sách đoàn tham gia có xác nhận của đơn vị quản lý (Phòng VH&TT).

- Bài viết tóm tắt thành tích của các gia đình văn hóa tiêu biểu

          -Thời hạn cuối cùng nộphồ sơvào ngày 05/6/2012.

3. Thời gian và địa điểm tổ chức:

-Thời gian: Ngày 19/6 - 20/6/2012.

- Địa điểm: Tại tỉnh (địa điểm cụ thể sẽ thông báo sau).

III. QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỂ LỆ CÁC NỘI DUNG THI

1. Thi Thể thao

- Tất cả thành viên trong mỗi gia đình tham gia cả 3 phần thi.

- Dụng cụ phục vụ thi đấu Ban tổ chức trang bị.

a)Đá bóng vào cầu môn:

 Nội dung và thể thức thi đấu:

- Số lượng vận động viên: Mỗi gia đình 04 vận động viên.

- Thể thức thi: Tính thời gian.

- Sân bãi: Mỗi gia đình thi đấu trên một sân rộng 2.5m x 15m, trên đó kẻ các đường xuất phát, điểm đặt bóng, 5 cọc (các cọc cách nhau 2,5m), khung thành (cao 0,5 m;rộng 1 m) cách điểm sút bóng 2,5m.

- Thứ tự thực hiện: Khi có lệnh của trọng tài:

+ Người thứ nhất cầm bóng từ vị trí phía sau khung thành chạy đến điểm đặt bóng qui định rồi dùng gậy (gậy dài khoảng 100cm, đường kính khoảng 3 cm) dẫn bóng (gõ vào bóng) vòng qua các cờ hiệu theo đường qui định, rồi dẫn bóng trở về qua các cờ hiệu (theo đường qui định) đến điểm đặt bóng sút vào khung thành thì dừng bóng lại đúng vị trí, người chơi đứng lại, tay vẫn cầm gậy và dùng chân đá bóng vào khung thành, nếu bóng không vào khung thành thì tiếp tục đặt bóng lại vị trí và sút đến khi bóng vào khung thành mới thôi, rồi cầm gậy chạy về điểm đặt bóng xuất phát đưa cho người thứ 2.

+ Người thứ 2 nhận bóng từ phía sau khung thành (sau khi người thứ nhất đã đá bóng lọt khung thành) đưa bóng về đặt đúng điểm xuất phát và nhận gậy từ người thứ nhất đưa về rồi dùng gậy dẫn bóng qua các cờ hiệu như người thứ nhất.

+ Cứ thế người tiếp theo thực hiện dẫn bóng như người thứ nhất cho đến người thứ tư.

+ Khi người thứ tư đá bóng lọt khung thành là cả đội hoàn thành cuộc chơi - đồng hồ trọng tài bấm dừng.

-Đội nào thực hiện trong thời gian ngắn nhất sẽ được tính điểm thành công.

* Lưu ý:

- Dẫn bóng: Nếu dẫn bóng sai qui định phải dẫn bóng bằng gậy quay về đúng điểm đi sai rồi tiếp tục dẫn bóng đi đúng đường.

- Sút vào khung thành:

+ Phải đặt bóng đúng điểm qui định mới được đá.

+ Nếu đá không vào, đồng đội được phép nhặt bóng hộ.

+ Người kế tiếp phải đứng sau khung thành.

Các đội được tập thử 01 lần trước khi thi đấu chính thức

* Giải thưởng:

- 01 Giải nhất:                         600.000đ

- 01 Giải nhì:                           400.000đ

- 01 Giải ba:                                200.000đ

- 01 Giải khuyến khích:              100.000đ

b) Chạy tiếp sức:

- Mỗi gia đình cử 04 vận động viên tham gia thi đấu.

- Cự ly: Tiếp sức 200m (trong đó 3, mỗi người chạy 50m).

* Giải thưởng:

- 01 Giải nhất:                         600.000đ

- 01 Giải nhì:                           400.000đ

- 01 Giải ba:                            200.000đ

- 01 Giải khuyến khích:              100.000đ

2.  Thi thứ hai: Thi trắc nghiệmvề kiến thức gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

          - Kỹ năng thực hiện: Mỗi gia đình (vợ chồng và các con) sẽ trả lời các câu hỏi trong phần thi này bằng cách đánh dấu x vào 1 trong 4 đáp án mà mình chọn là đúng của mỗi câu hỏi. Đề thi gồm 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 1 điểm.

          - Thời gian thi: 20 phút.

- Điểm tối đa: 20 điểm.

* Giải thưởng:

- 01 Giải nhất:                         600.000đ

- 01 Giải nhì:                           400.000đ

- 01 Giải ba:                            200.000đ

- 01 Giải khuyến khích:              100.000đ

3. Thi Văn nghệ

- Mỗi gia đình chuẩn bị: 01 tiết mục tốp ca cả gia đình  hoặc 01 tiết mục đơn ca, song ca do thành viên trong gia đình trình bày.

- Thời lượng cho mỗi tiết mục tối đa là 5 phút.

- Loại hình: Tân nhạc và cổ nhạc

- Nội dung: Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, khuyến khích các gia đình xây dựng tiết mục ca ngợi chính quê hương mình đang sinh sống.

- Hình thức: Tốp ca sinh động, tiết mục đơn ca hoặc song ca khuyến khích các gia đình có phần minh họa và trang phục phù hợp theo nội dung của ca khúc trình bày.

- Các gia đình chỉ được hát theo băng (đĩa) nhạc không lời, không được hát nhép theo băng (đĩa) nhạc có lời (kể cả phần bè và lời dẫn); nhạc dành cho múa có thể có sử dụng CD có lời; nhạc đệm cho các tiết mục thi các đoàn phải tự lo (nếu cần giúp đỡ dàn nhạc thì báo trực tiếp với BTC Hội thi).

- Điểm cho phần thi văn nghệ là 40 điểm.

* Giải thưởng:

- 01 Giải nhất:                         600.000đ

- 01 Giải nhì:                           400.000đ

- 01 Giải ba:                            200.000đ

- 01 Giải khuyến khích:              100.000đ

4. Thi ẩm thực, trình bày bàn tiệc: Chủ đề “ Ẩm thực làng quê”

Các gia đình sẽ tham gia theo 2 nội dung:

- Thi nấu ăn (150 phút, kể cả thời gian sơ chế và trình bày)

- Thi thuyết trình (05 phút)

- Số lượng dự thi: tất cả các gia đình tham dự Ngày hội.

a) Thi nấu ăn:

- Nguyên liệu chế biến phải tươi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Kỹ năng thực hiện: 02 gia đình cùng 01 đơn vị sẽ cùng nấu 02 bàn tiệc (mỗi bàn dành cho 10 người ăn), đảm bảo dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, bao gồm cả người già và trẻ em. Trong đó, 01 bàn sẽ được bàn được dự thi.

-Yêu cầu kỹ thuật: Ban tổ chức thuê mướn sẵn bàn ghế, chén bát. Các gia đình phải tự chuẩn bị các dụng cụ nấu nướng khác như dao, thớt, nồi, chảo, …

- Thời gian chế biến và trình bày, kể cả sơ chế không vượt quá 150 phút (các đội có thể nhặt, rửa rau, rửa thịt trước khi chính thức thi đấu).

b) Thi thuyết trình: (05 phút)

Các đội cử 01 đại diện đứng ra thuyết trình về món ăn, phần thi thuyết trình cần thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

- Tên món ăn

- Ý nghĩa món ăn phù hợp với chương trình tham gia ngày Hội

- Thành phần nguyên liệu, cách chế biến đơn giản (ngắn gọn)

- Mùi vị, độ an toàn vệ sinh thực phẩm

c) Cơ chế tính điểm:

Ban Giám khảo chấm điểm trực tiếp trên các tiêu chí món ăn, chế biến nhanh, vệ sinh, trình bày đẹp, thuyết trình ấn tượng. Tổng số phần thi là 100 điểm

a) Thi nấu ăn: Điểm tối đa 60 điểm

          - Chế biến nhanh (không trễ thời gian quy định):     10 điểm

- Chế biến hợp vệ sinh:                                             10 điểm

- Món ăn ngon đầy đủ khẩu phần cho 10 người:      30 điểm

- Trình bày đẹp mắt:                                                 10 điểm

          b) Thi thuyết trình: Điểm tối đa 40 điểm

          - Giới thiệu ấn tượng phù hợp với nội dung thi:       20 điểm

- Giới thiệu đầy đủ các nội dung:                             10 điểm

- Cách trình bày và diễn đạt lưu loát:                       10 điểm

* Giải thưởng:

- 01 Giải nhất:                                                        1.000.000đ

- 01 Giải nhì:                                                          800.000đ

- 01 Giải ba:                                                            600.000đ

- 01 Giải khuyến khích:                                          400.000đ

* Điểm thi của phần này sẽ được tính cho cả 02 gia đình để xếp hạng chung cuộc.

5. Cách xếp hạng chung cuộc

- Các môn thi được tính theo thang điểm như sau:

a) Thi Văn nghệ

          - Hạng I                      10 điểm

          - Hạng II                       7 điểm

          - Hạng III                      4 điểm

b) Thi trắc nghiệmvề kiến thức gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

          - Hạng I                        8 điểm

          - Hạng II                       6 điểm

          - Hạng III                      4 điểm

c) Môn thi ẩm thực và trình bày bàn tiệc:

          - Hạng I                      10 điểm

          - Hạng II                       7 điểm

          - Hạng III                      4 điểm

d)Thi thể thao

* Môn chạy tiếp sức:

          - Hạng I                       6 điểm

          - Hạng II                      4 điểm

          - Hạng III                     2 điểm

* Môn thi đá banh vào cầu môn:

- Hạng I                        6 điểm

          - Hạng II                       4 điểm

          - Hạng III                      2 điểm

           Lưu ý:

-Mỗi giải khuyến khíchđược tính 1 điểm.

- Gia đình nào có tổng số điểm nhiều hơn thì được xếp hạng cao hơn. Trường hợp có hai hay nhiều gia đình có số điểm bằng nhau thì gia đình nào có nhiều hạng nhất hơn thì xếp trên; nếu vẫn bằng nhau thì xét các hạng tiếp theo (hạng II và hạng III), nếu vẫn bằng nhau thì tiến hành bốc thăm.

- Giải thưởng:

+ 01 Giải nhất                                   1.200.000 đồng

+ 02 Giải nhì mỗi giải                       1.000.000 đồng

+ 02 Giải ba mỗi giải                         800.000 đồng

+ 15 giải khuyến khích, mỗi giải       400.000 đồng

IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC

- Các vận động viên cần được trang bị quần áo và giày thể thao khi tham gia thi đấu các môn thể thao.

- Các đơn vị phải tham gia đầy đủ môn thi mới được tính điểm toàn đoàn.

- Quyết định của Ban trọng tài là quyết định cuối cùng.

- Chỉ có Trưởng đoàn mới được quyền khiếu nại bằng văn bản và gửi về Ban tổ chức trong vòng 15 phút, sau khi công bố kết quả thi đấu của môn thi đấu.

- Chỉ có Ban tổ chức mới có quyền thay đổi Thể lệ khi xét thấy cần thiết./.

 Tải thể lệ về máy>>

Tác giả bài viết: VHGĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: năm 2012

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước