múa cồng chiên
Lễ hội nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2018 và là một hoạt động tín ngưỡng dân gian độc đáo chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc, phản ánh đặc trưng văn hóa của người Mơ nông nói riêng và của cộng đồng các dân cư sinh sống lâu đời ở vùng đất nam Tây Nguyên nói chung. Đây còn là dịp để cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống trên cùng một địa bàn thể hiện mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong lao động, sản xuất.
Trong 2 ngày, lễ hội diễn ra phần thực hành các nghi lễ truyền thống như dựng cây nêu, cúng thần linh và nghi lễ hiến sinh - đâm trâu. Phần hội với các hoạt động như giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với các trò chơi dân gian như đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo, cõng nước...
Đối với nghi lễ cúng thần linh, tại khu vực bàn lễ, các lễ vật truyền thống như thịt trâu, heo, gà, cơm lam, rượu cần được bày xung quanh cây nêu. Phía chủ nhà và khách cử ra 2 người đại diện là già làng cùng tiến hành các nghi lễ cúng thần linh. Do các quy định mới của nhà nước, nghi thức hiến sinh chỉ được thực hiện tượng trưng. Trâu vẫn được cột vào cọc tại sân lễ chính, các nghi thức đánh cồng chiêng xung quanh con trâu và múa hát vẫn được thực hiện…
Ông Đỗ Minh Trung, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, sau lễ phục dựng, sở sẽ tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án hoặc có kế hoạch cụ thể để bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội độc đáo này.
Cộng đồng dân tộc Mơ nông, Mạ và du khách thưởng thức tiết mục văn nghệ do thanh niên dân tộc Mơ nông biểu diễn tại lễ hội
Đồng bào dân tộc Mạ và Mơ nông biểu diễn cồng chiêng quanh cây nêu
Nghi lễ hiến sinh -đâm trâu
Đồng bào dân tộc Mạ, Mơ nông tham gia trò chơi đi cà kheo tại lễ hội
Nguồn tin: Báo Bình Phước
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn