08:04 ICT Thứ tư, 13/11/2024

Trang nhất » Tin tức » Hoạt động du lich

Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập

Thứ ba - 27/03/2012 14:04
Một khoảng vườn quốc gia Bù Gia Mập

Một khoảng vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm cạnh khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Mondulkiri thuộc Vương quốc Campuchia, cách thành phố Hồ Chí Minh 180 km, có tổng diện tích 26.032 ha, trong đó diện tích tự nhiên là 21.476 ha vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha, nằm trên các xã Đắc Ơ, Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và một phần thuộc tỉnh Đăk Nông.

Vườn bao gồm hai kiểu rừng chính là rừng thường xanh nhiệt đới và rừng nửa rụng lá trên núi thấp, là khu chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng trung du.Đó là sự đa dạng, phong phúvề thực vật rừng, theo nghiên cứu sơ bộ vườn có 1026 loài, 430 chi, 120 họ của 5 ngành thực vật khác nhau.Về động vật rừng, năm 2009 đã thống kê được  87 loài thú, 261 loài chim, 63 bò sát,  lưỡng cư và 115 loài bướm với sự suất hiện của Bò Tót, Voi rừng… Hệ thống sông suối, hang động gồm các dòng suối Ðák Huýt chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, Ðák Sa, Ðák Ka, và suối Ðák K'me, hang Nai, hang Dơi… và các thác nước như thác Sông Bé, Đăk Mai, Thác Lưu Ly…sự đa dạng về văn hóa thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống, các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân tộcnhư: Kinh, S’tiêng, M’nông, Nùng, Tày, Dao, Cao Lan, Thái, Mường, Hoa, Chăm, Khơ Me, Châu Mạ và một số nhóm dân tộc khác, có các lễ hội truyền thống: Đâm trâu, lễ mừng lúa mới, lễ hội cồng chiêng…và nhiều nghề truyền thống như: Đan lát, dệt thổ cẩm…nhờ sự độc đáo của vườn quốc gia Bù Gia Mập và nhà nghỉ cho khách cùng sự ân tình của Ban quản lý vườn mối khi khách tới thăm, tạo cho nơi đây thành một địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn du khách tìm hiểu về các loài động thực vật và văn hóa bản địa nhất vùng Đông Nam Bộ.

Thác Đăk Mai

Tác giả bài viết: Văn Chung

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: bù gia, diện tích

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước