Hình minh họa
Nhằm đưa di sản văn hóa đàn đá Lộc Hòa - bảo vật quốc gia đến với công chúng, Bảo tàng tỉnh đã phục chế một bộ đàn đá phiên bản của bộ 14 thanh để đưa đi trình diễn trong dịp tổ chức các chương trình quan trọng của tỉnh cũng như trình diễn mỗi khi các đoàn khách đến tham quan bảo tàng. Qua đó thu hút công chúng đến với bảo tàng ngày một nhiều hơn.
Khách tham quan trưng bày chuyên đề “Đường Trường Sơn - con đường huyền thoại” tại Bảo tàng tỉnh
Cùng với đó, tổng số hiện vật, hình ảnh hiện có tại kho cơ sở của Bảo tàng tỉnh lên đến hơn 40.022 hiện vật. Bảo tàng cũng đã kiểm kê, bảo quản hình ảnh, hiện vật tại kho cơ sở để từ đó phân loại theo từng sưu tập hiện vật. Công tác kiểm kê, bảo quản được tiến hành định kỳ, thường xuyên như: nhập dữ liệu phần mềm quản lý hiện vật, phục chế hiện vật, phân loại hình ảnh, bổ sung lý lịch di tích...
Thực hiện tốt bảo tồn giá trị các di sản văn hóa, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ tổ chức đào thám sát một số thành đất đắp hình tròn Thuận Phú 2 (Đồng Phú), Long Hưng, Long Hà 1 (Phú Riềng); kết quả thu được 7.886 hiện vật. Đây là cơ sở để các cơ quan chức năng xây dựng phương án quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích thành đất đắp hình tròn trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, bảo tàng còn tổ chức cắm mốc di tích thành đất đắp hình tròn Thuận Phú 2; kiểm kê di tích và xây dựng quy chế di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh... Ngoài ra, bảo tàng còn hỗ trợ chuyên môn, hình ảnh, hiện vật, tư liệu có giá trị về lịch sử, văn hóa, dân tộc cho các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tổ chức triển lãm tại địa bàn.
Các hoạt động của Bảo tàng tỉnh được thực hiện đa dạng, phong phú, chuyên sâu, khoa học, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống tinh thần yêu nước sâu sắc. Từ đó thu hút sự quan tâm của nhân dân trong và ngoài tỉnh đến bảo tàng và các di tích tham quan, tìm hiểu với hơn 50.374 lượt khách.
Nguồn tin: Báo Bình Phước
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn