09:14 ICT Chủ nhật, 22/12/2024

Trang nhất » Tin tức » Tin tức cập nhật

Triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường VHNT giai đoạn 2011-2020”

Thứ hai - 12/09/2011 10:36
Để triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”, ngày 09/09, Bộ VHTTDL đã có văn bản chỉ thị đến các đơn vị thuộc Bộ và các Sở VHTTDL các tỉnh, thành.

Chỉ thị nêu rõ, Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở VHTTDL, trong Quý  IV/2011, tổ chức nghiên cứu quán triệt toàn diện, sâu sắc nội dung của Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”; đặc biệt chú ý những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện.

 

Căn cứ Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020” ban hành theo Quyết định số 2777/QĐ-BVHTTDL ngày 08/9/2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở VHTTDL khẩn trương xây dựng chương trình hành động cụ thể, dự án, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ quy định; bám sát các nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn đến năm 2020 để đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm của cơ quan, đơn vị mình.

 

Các Cục, Vụ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, Ngành khác xây dựng các chương trình, Dự án về các nội dung:

Đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, phấn đấu  đưa một số cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có nhiều chuyên ngành đào tạo đạt trình độ tiên tiến của khu vực và tiếp cận với trình độ đào tạo trên thế giới.

 

Tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có uy tín ở nước ngoài. Mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài; tăng cường cử giảng viên, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tham gia các hội thảo khoa học ở nước ngoài.

 

Chính sách đặc thù đối với đội ngũ nhà giáo giảng dạy trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; chính sách sử dụng nghệ nhân, nghệ sĩ tham gia đào tạo văn hóa nghệ thuật; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng văn hóa nghệ thuật; Chính sách đầu tư, tài chính cho các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật và các cơ sở đào tạo trọng điểm, chất lượng cao; chính sách hỗ trợ chi phí tuyển sinh, tốt nghiệp đối với các ngành văn hóa nghệ thuật, đặc biệt chú trọng việc tuyển sinh ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc thiểu số...

 

Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo văn hóa nghệ thuật phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả, đồng bộ, tôn trọng tính đặc thù của văn hóa nghệ thuật và lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật, đặc biệt chú trọng đưa kiến thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp vào chương trỡnh giảng dạy. Đổi mới công tác tuyển sinh, tốt nghiệp trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, chú trọng các ngành nghệ thuật dõn tộc; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật.

 

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả; việc mở rộng quy mô đội ngũ giảng viên, giáo viên phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời, đảm bảo vai trò nòng cốt của đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp dạy và học trong đào tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng.

 

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, công tác quản lý, tổ chức đào tạo và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên có trình độ cao trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, tạo cơ sở vững chắc thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.


Các Sở VHTTDL chủ động tham mưu cho UBND cấp tỉnh và phối hợp với Ban Tuyên giáo tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy để ban hành những nghị quyết, quyết định, chỉ thị về chủ trương, chính sách cụ thể, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa nghệ thuật 5 năm và hàng năm phù hợp với Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020” và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

 

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở VHTTDL có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020” và định kỳ báo cáo hàng năm về Bộ VHTTDL.

 

Vụ Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện, có báo cáo trình Bộ trưởng; xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020” vào đầu năm 2016 và tổng kết vào năm 2020.

Nguồn tin: Trang thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước