Riêng tại Bình Phước, theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến hết ngày 19/06/2011 toàn tỉnh có 69 ca mắc TCM, không có trường hợp nào bị tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái chỉ có 38 ca mắc, tăng 55%.
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 - 4 và từ tháng 9 - 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác do tiếp xúc trực tiếp vớicác chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt khi trẻ bệnh ho, hắt hơi và qua bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chânhoặc tiếp xúc với những đồ vật, đồ chơi, sàn nhà… nhiễm virus lây từ người nhiễm.
Mọi người kể cả người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng không phải ai bị lây cũng mắc bệnh. Tuần lễ đầu tiên sau khi phát bệnh là lúc dễ lây nhiễm nhất.
Biểu hiện của bệnh
Thời gian ủ bệnh: từ 3 - 6 ngày, có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39 - 400C, đau họng, chảy nước bọt liên tục. Trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường. Sang thương da, niêm mạc chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 - 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da. Tuy nhiên, có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Ngoài thể bệnh có biểu hiện lâm sàng rõ ràng (bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân) còn có những trường hợp mắc bệnh ở thể ẩn - người nhiễm virút không có biểu hiện bên ngoài nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
Các biện pháp phòng ngừa:
Khi trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng, trẻ sẽ tạo miễn dịch đối với loại siêu vi đó và có miễn dịch (đề kháng) đối với siêu vi đó. Hơn nữa bệnh này do nhiều loại siêu vi gây ra nên trẻ có thể mắc bệnh lại (không phải tái phát mà là nhiễm một loại siêu vi khác). Hiện tại, chưa có vaccin ngừa bệnh tay - chân -miệng cũng như rất nhiều loại bệnh do siêu vi khác. Bệnh có thể có những biến chứng nặng, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu do entero virút 71 gây ra. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vác xin để phòng ngừa. Tuy nhiên, mọi người có thể chủ động phòng bệnh và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và khử khuẩn vật dụng, đồ chơi, nhà cửa.
Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là che miệng khi ho hay hắt hơi và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
Vệ sinh cá nhân: trẻ em và người chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi bàn tay bị dấy bẩn.
Không để trẻ khỏe mạnh tiếp xúc, chơi cùng hoặc sử dụng chung đồ chơi, đồ dùng cá nhân với trẻ bệnh. Người chăm sóc trẻ bệnh cần phải vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt - rửa tay ngay bằng nước xà phòng sau khi chăm sóc và tốt nhất là không cùng chăm sóc với trẻ khỏe mạnh.
Vệ sinh đồ chơi, vật dụng và nhà cửa hàng ngàybằng nước và xà phòng hoặc các chất lau nhà thông dụng, dung dịch sát khuẩn có bán trên thị trường mỗi tuần 1 lần kết hợp làm sạch mỗi ngày. Đặc biệt lưu ý lau chùi làm vệ sinh nơi trẻ thường sinh hoạt, vui chơi hàng ngày.
Tác giả bài viết: TV cập nhật
Nguồn tin: Bảo Ngọc - Trung Tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Bình Phước
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn