08:06 ICT Thứ tư, 13/11/2024

Trang nhất » Tin tức » Tin tức cập nhật

Công nhân cao su Bình Phước trong cuộc cách mạng giành chính quyền năm 1945

Thứ hai - 22/08/2011 16:29
Giếng nước ở Chợ Lộc Ninh, nơi công nhân cao su bị chủ đồn điền sát hại năm 1947

Giếng nước ở Chợ Lộc Ninh, nơi công nhân cao su bị chủ đồn điền sát hại năm 1947

Công nhân cao su thời Pháp thuộc còn có cách gọi khác là Phu cao su hay phu Công – Tra. Đây là những cư dân từ các tỉnh miền bắc miền Trung do nhiều hoàn cảnh khác nhau đã phải rời quê hương đi làm công nhân tại các đồn điền cao su. Ở Bình Phước trong suốt giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, công nhân cao su Bình Phước là lực lượng nòng cốt và có những đóng góp to lớn vào thành công của cách mạng Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu là giai đoạn đấu tranh giành chính quyền và giữ vững chính quyền cách mạng.

Với số lượng đông đảo và được giác ngộ cách mạng từ rất sớm (năm 1929 đã thành lập tổ chức Đông Dương Cộng Sản Đảng ở Phú Riềng), công nhân cao su Bình Phước ngày càng ý thức rõ vai trò và sứ mạng lịch sử của mình. Do đó họ tích cực tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, làm tiêu hao và suy yếu lực lượng của kẻ thù. Thống kê từ từ các nguồn tài liệu, từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945 đã có hơn 400 cuộc đấu tranh của công nhân trong các đồn điền cao su Bình Phước. Hiệu quả của các cuộc đấu tranh buộc chính quyền cai trị và chủ đồn điền phải thay đổi đáng kể chính sách cai trị như: Giảm giờ làm, tăng lương, hạn chế đánh đập, cúp phạt…Các cuộc đấu tranh ngày càng tăng và hiệu quả ngày càng cao khi có các tổ chức Đảng được thành lập ở Bình Phước như: Chi bộ Lộc Ninh, Quản Lợi. Đảng Viên hầu hết là công nhân cao su làm việc trong các đồn điền, nhà máy. Đây là những bước chuẩn bị tích cực và hết sức cần thiết để cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 thành công.

          Tiếp bước các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trong cả nước, công nhân cao su ở Bình Phước dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng đã  nhất tề đứng lên lật đổ bộ máy chính quyền cai trị, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 24/08/1945 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Đức Anh hàng chục ngàn công nhân cao su tiến vào các khu nhà máy chế biến mủ, làng công – tra đánh đuổi quân xâm lược, lập chính quyền cách mạng. Cuộc đấu tranh tiếp tục diễn ra ở Bù Đốp, Đa Kia, bọn phát xít Nhật ngoan cố chống cự xả súng vào  đoàn người đấu tranh làm 22 người chết, tuy nhiên cuộc đấu tranh cuối cùng cũng dành được thắng lợi. Tiếp đó, ngày 25/8/1945, công nhân cao su ở Quản Lợi, Hớn Quản cũng nổi dậy dành chính quyền. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Bình Phước, một lực lượng đấu tranh cách mạng được thành lập và kéo về Thủ Dầu Một để cùng các lực lượng khác trong tỉnh mit tinh chào mừng khởi nghĩa thành công.

          Do thất bại, chủ đồn điền đều tháo chạy, hàng ngàn người dân (chủ yếu là dân phu cao su) lâm vào cảnh khó khăn về lương thực, an ninh trật tự cũng rất phức tạp. Đứng trước hoàn cảnh đó, chính quyền cách mạng mà nòng cốt là công nhân cao su đã nêu cao ý chí cách mạng, giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân một cách kịp thời như: Ổn định an ninh trật tự, mở kho thóc cứu đói cho dân được nhân dân tin tưởng đi theo.

          Chỉ sau thời gian ngắn, thực dân Pháp núp bóng quân Anh đã quay lại tiếp tục xâm lược nước ta. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do tương quan lực lượng nên các chính quyền cách mạng ở Bình Phước đều phải giải tán. Những cán bộ nòng cốt rút vào hoạt động bí mật. Trước sự truy lùng ráo riết của thực dân, cán bộ hoạt động bí mật của ta đã gặp nhiều bất lợi và cả những sự hi sinh to lớn. Ngày 19/12/1947  sáu công nhân cao su làm việc tại Nhà máy chế biến mủ của đồn điền Lộc Ninh, là lực lượng nòng cốt của cách mạng trong khởi nghĩa chính quyền năm 1945 đã bị địch phát hiện và bắt giữ. Một đồng chí bị bắn chết tại chổ còn 5 đồng chí khác bị đưa ra chặt đầu tại giếng nước để thị uy dân chúng. Tiếp đó, tại Nhà máy Quản Lợi, địch cũng phát hiện và bắt giữ 13 công nhân tham gia hoạt động cách mạng. Tất cả đều bị chúng sát hại.

          Mặc dù gặp nhiều khó khăn và nhiều chiến sỹ phải hi sinh nhưng công nhân cao su Bình Phước vẫn không nản chí. Họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, một lòng đi theo Đảng để đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lượt, góp phần vào thắng lợi vẻ vang năm 1954.

Tác giả bài viết: Phạm Hữu Hiến

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: công nhân, cao su

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước