21:26 ICT Thứ tư, 08/05/2024

Trang nhất » Tin tức » Tin tức cập nhật

Điểu Thị Mến: Người thanh niên giữ hồn văn hóa cồng chiêng

Thứ bảy - 07/05/2011 13:24
Với mong muốn không để di sản văn hóa dân tộc bị mai một, Điểu Thị Mến - người thanh niên sóc Bù Môn (khu phố Đức Lợi, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng) vẫn từng ngày miệt mài nghiên cứu, lưu giữ và truyền dạy những giá trị truyền thống của cha ông cho các bạn trẻ trong sóc của mình.
Điểu Thị Mến sinh năm 1981, là cháu đời thứ 8 trên sóc Bù Môn. Năm 14 tuổi, trong một lễ hội đâm trâu, Mến được cha truyền dạy cách đánh cồng, đánh chiêng với những bản nhạc tấu, điệu mừng khách, điệu hòa hội…tưng bừng, rộn rã. Bên những ché rượu cần và ánh lửa lồ ô bập bùng, những lời mời gọi tình yêu tha thiết của từng đôi trai gái trong làng đã làm cho tiếng cồng, tiếng chiêng khua vui rộn rã, thăng hoa đến lạ lùng. Chính những cảm xúc huyền diệu này đã khơi gợi trong lòng Mến một cảm xúc lung linh khôn tả. Mặt khác, tiếng cồng, tiếng chiêng gắn bó với người bản địa ngay từ lúc sinh ra và cả khi về với đất trời; nó vút cao nơi đại ngàn núi rừng và du dương trong tình yêu đôi lứa…Tất cả trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người S’tiêng trên vùng đất này. Và từ đó, tiếng cồng, tiếng chiêng cứ ngân nga mãi trong lòng Mến, làm Mến say thứ văn hóa này vô cùng.
Điểu Thị Mến
 
Khi lớn lên, nhiều đêm Mến trăn trở suy nghĩ: “Làm sao để giữ gìn những giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào mình được sống
Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Thế nhưng văn hóa cồng chiêng ngày một “nhạt nhòa” đối với các bạn trẻ người S’tiêng, vì nhiều lý do khác nhau.

mãi?”. Bởi đa số các bạn thanh niên trong làng đều đi làm, học xa, không có điều kiện sinh hoạt với thứ văn hóa này, thậm chí nhiều bạn không còn mặn mà với tiếng cồng chiêng nữa. Những cái cồng, cái chiêng bây giờ cũng hiếm thấy, bởi không còn mấy người biết làm ra nó; rất ít dòng họ, bản làng, phum sóc còn lưu giữ được đủ bộ cồng, bộ chiêng. Rồi Mến lại suy nghĩ, những già làng tâm huyết với cồng, chiêng rồi cũng sẽ ra đi và chẳng lẽ những giá trị cồng chiêng đó cũng theo các già làng tan biến mất. Chính những trăn trở này đã thôi thúc Mến tích cực nghiên cứu, cảm nhận, học hỏi ở già làng, những người đánh cồng chiêng giỏi trong sóc và cuối cùng Mến đã học thành công. Khi thành thạo, Mến lại tâm huyết truyền dạy thứ văn hóa thiêng liêng của đồng bào mình các cho em thiếu nhi trong sóc và thế là một lớp học đánh cồng, chiêng ở sóc Bù Môn được ra đời.

 
Ngày Mến bận đi làm nương, làm rẫy. Khi màn đêm buông xuống khắp buôn làng, dưới ánh điện lung linh của nhà văn hóa sóc, Mến tập hợp các em thiếu nhi trong làng để truyền dạy các em cách đánh cồng, đánh chiêng. Bằng tất cả lòng nhiệt huyết và năng khiếu của mình, Mến hướng dẫn và truyền dạy các em biết đánh từng nhạc cụ, âm thanh, điệu múa... Mỗi khi tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang rộn rã, sóc Bù Môn lại bắt đầu nhộn nhịp. Người dân nơi đây, cả những người biết đánh và những người không biết đánh cũng tụ tập rất đông để xem và học. Nhờ vậy, lớp học ngày càng thu hút đông đảo các em thiếu nhi, các bạn thanh niên, người già, người trẻ trong sóc theo học. Phong trào văn hóa văn nghệ của sóc cũng vì thế được duy trì, phát triển đều đặn. Sau 3 năm liên tục, hiệu quả thu được hết sức bất ngờ, hầu hết các bạn trẻ, các em nhỏ và người lớn trong sóc đều biết đánh và cảm nhận nhuần nhuyễn tiếng cồng, tiếng chiêng trong từng làn điệu, lễ hội.
 
Điểu Mến cho biết: “Khi cuộc sống của đồng bào khá lên, cộng với sự du nhập của nền văn hóa hiện đại người Kinh, những lễ hội có sử dụng cồng chiêng như: Lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, cầu mưa... cũng thưa dần và tiếng cồng, tiếng chiêng vì thế ít được sử dụng. Tôi không muốn những giá trị truyền thống, bản sắc của dân tộc mình bị lãng quên; gìn giữ, tôn tạo những giá trị độc đáo đó là mong muốn, trách nhiệm của tôi và của các bạn trẻ”. Điểu Mến còn có một tâm nguyện là sẽ tổ chức được một lớp truyền dạy các làn điệu dân ca S’tiêng cho con em đồng bào dân tộc mình. Đồng thời, Điểu Mến mong muốn thực hiện các biện pháp bảo tồn, phục chế nhiều loại nhạc cụ, công cụ phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân tộc xưa, trong đó có sử thi của người S’tiêng, gồm 2 mảng sử thi Tâm Dất và Punruw./.
Hồng Phấn-nguồn http://binhphuoc.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước