08:11 ICT Thứ tư, 13/11/2024

Trang nhất » Tin tức » Người Bình Phước

Điểu Yang sáng tạo trong phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.

Thứ sáu - 17/04/2020 14:07
Ảnh đại diện

Ảnh đại diện

Gần 2 tháng nay kể từ khi dịch viêm phổi cấp bùng phát diện rộng và nhất là khi có chủ trương của Chính phủ trong việc thực hiện giãn cách xã hội, người dân xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng đã quen với hình ảnh, âm thanh được phát ra từ chiếc loa di động thường xuyên trên chiếc xe gắn máy của Phó Chủ tịch xã Đak Nhau – Điểu Yang bằng tiếng

Đăk Nhau là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Đăng, với 46% là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đa phần đồng bào M’Nông, S’Tiêng không rành tiếng Việt. Do đó việc tuyên truyền phòng chống dịch covid-19 gặp nhiều khó khăn. Trước những trăn trở đó, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Nhau - Điểu Yang đã trực tiếp biên soạn nội dung tuyên truyền chống dịch Covid – 19 bằng tiếng việt và tiếng dân tộc S’Tiêng, tổ chức thu âm vào máy điện thoại và kết nối với chiếc loa di động. Hằng ngày, anh cùng các thành viên Tổ tuyên truyền của xã rong ruổi khắp cùng ngỏ hẻm, thôn sok, vườn rẫy, nơi nào có đồng bào sinh sống là nơi ấy có anh và các thành viên đến tuyên truyền về tác hại của bệnh viêm phổi cấp Covid-19 đối với cá nhân và xã hội. Bên cạnh đó, anh hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh, đeo khẩu trang, không tự tập ăn uống theo phong tục tập quán của người S’tiêng, M’nông để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.

 

Anh Điểu Yang - PCT UBND xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng (mặc áo trắng) cùng thành viên tổ tuyên truyền đi tuyên truyền trong thôn, sok đồng bào dân tộc trên địa bàn xã.

Qua thực tế tại địa phương cho thấy, sau khi được nghe tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng tiếng dân tộc thiểu số, nhân dân đã tiếp thu các thông tin một cách hiệu quả, tích cực. Điều đó thể hiện qua ý thức chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. Tiêu biểu như gia đình ông Điểu Căn, thôn Đak Liên đã chủ động hoãn đám cưới của con gái để cùng địa phương phòng, chống dịch. Ông Điểu Căn chia sẻ: “Lúc đầu nhiều người trong gia đình phản đối việc hoãn đám cưới của các con do mọi người nghĩ ở vùng sâu, vùng xa thì sợ gì lây bệnh. Nhưng hàng ngày được nghe tuyên truyền qua hệ thống phát thanh bằng tiếng dân tộc S’tiêng mình, lại là giọng nói của phó chủ tịch xã nữa thì mọi người trong gia đình đã nhất trí ngay”.

Hay như bà Thị Leng, dân tộc S’tiêng, xã Đăk Nhau cho biết: “Là người cao tuổi nên khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông của bà cũng hạn chế. Dù hàng ngày vẫn theo dõi trên ti vi về tình hình dịch bệnh nhưng bà cũng chỉ hiểu một chút về mức độ nguy hiểm và cách phòng dịch. Từ khi được nghe qua loa truyền thanh của chính Phó chủ tịch xã những thông tin của dịch bằng tiếng dân tộc, bà đã hiểu và nhắc nhở con cháu trong gia đình tự giác phòng chống dịch bệnh, đeo khẩu trang khi có việc ra đường và rửa tay đúng cách, giữ gìn vệ sinh chung”.

Ngoài việc tuyên truyền trên loa phát thanh, tuyên truyền lưu động, các bản dịch đã được UBND xã in thành hàng trăm bản để phát cho cán bộ thôn, sóc để tuyên truyền cho người dân nhằm chủ động trong việc phòng, chống dịch. Với sự chủ động và sáng tạo trong các hình thức tuyên truyền, nhận thức của người dân ở các thôn sóc trên địa bàn xã đã được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để cán bộ gắn bó mật thiết với người dân, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Từ mô hình đó của xã Đak nhau, đến nay 16/16 xã thị trấn trong huyện Bù Đăng đã đồng loạt triển khai cách làm trên./.

Tác giả bài viết: Lê Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước