05:21 ICT Thứ tư, 13/11/2024

Trang nhất » Tin tức » Hoạt động du lich

Ấn tượng phát triển du lịch và văn hóa ở Bình Phước

Thứ tư - 07/10/2020 16:07
Ấn tượng phát triển du lịch và văn hóa ở Bình Phước

Ấn tượng phát triển du lịch và văn hóa ở Bình Phước

Giai đoạn 2016-2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhiều giải pháp, chính sách hiệu quả đối với công tác VH,TT&DL. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển VH,TT&DL song song với phát huy lợi thế của tỉnh, đến nay du lịch Bình Phước từng bước phát triển theo hướng du lịch thương mại - dịch vụ và du lịch văn hóa.

Tạo đà cho du lịch phát triển

Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà, giai đoạn 2015-2020, Sở VH,TT&DL đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm lớn như Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Di tích Tà Thiết), Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo; Khu quần thể văn hóa - cứu sinh Bà Rá, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, trảng cỏ Bù Lạch… Bên cạnh đó, Sở VH,TT&DL chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch như: phục dựng lễ hội, khôi phục làng nghề truyền thống, khôi phục nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; trùng tu, tôn tạo di tích, xây dựng phương án khai thác di tích. Trong năm 2019, bộ đàn đá Lộc Hòa được công nhận là Bảo vật quốc gia; 2 bộ hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể “Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’tiêng” và “Lễ hội miếu Bà Rá” được Bộ VH,TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 40 di tích được xếp hạng, trong đó 5 di tích quốc gia đặc biệt, 11 di tích quốc gia và 24 di tích cấp tỉnh…

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Những thành tích của Sở VH,TT&DL giai đoạn 2015-2020: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc; Bộ VH,TT&DL tặng cờ thi đua xuất sắc và UBND tỉnh tặng 3 cờ thi đua xuất sắc.

Nhờ đẩy mạnh quảng bá du lịch, du khách đã quan tâm tìm hiểu và đến với Bình Phước ngày càng nhiều. Từ đó, ngành du lịch Bình Phước có những bước phát triển vượt bậc. Chất lượng hoạt động quản lý về du lịch, bảo tồn tài nguyên du lịch, các sản phẩm du lịch văn hóa từng bước phục hồi. Các hoạt động hợp tác phát triển, thu hút đầu tư vào du lịch, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về du lịch với các địa phương trong vùng được tăng cường. Sở VH,TT&DL còn chủ động tham mưu Tỉnh ủy ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ và giải pháp nhằm từng bước định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo tổng hợp sơ bộ, giai đoạn 2016-2020, ngành du lịch Bình Phước đã thu hút và huy động khoảng 625 tỷ đồng vốn xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; khoảng 10.300 tỷ đồng đầu tư vào các khu, điểm du lịch. Năm 2016, lượt khách chỉ đạt 250.000 nhưng đến cuối năm 2019 đã tăng 3,6 lần (cán mốc trên 900.000 lượt người). Doanh thu từ 235,7 tỷ đồng năm 2016 đến năm 2019 đạt 570,7 tỷ đồng (tăng 2,42 lần). Đặc biệt, năm 2020, sở còn tham mưu tổ chức khai trương và đưa vào sử dụng Cổng du lịch thông minh tỉnh Bình Phước với đầy đủ chức năng, tính năng, ứng dụng du lịch thông minh trên điện thoại di động; hệ thống nhằm cung cấp đầy đủ, sinh động về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch, hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã thực hiện ký thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

Xây dựng Bình Phước “đẹp mọi nơi, sạch mọi chỗ”

Không chỉ đầu tư để du lịch từng bước “cất cánh”, những năm qua, ngành VH,TT&DL tỉnh còn quan tâm phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT). Nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT từ cấp quốc gia đến cơ sở được tổ chức có chất lượng, đã trở thành “món ăn” tinh thần bổ ích, thu hút đông nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Với phương châm “hướng về cơ sở”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT đã tập trung phục vụ cơ sở, nhất là vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới. Trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn đều có các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa, văn nghệ, TDTT, thường xuyên tổ chức các chương trình biểu diễn, thi đấu chào mừng ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng tạo nên phong trào sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân.

Hướng tới xây dựng các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT tại cơ sở, xây dựng Bình Phước “đẹp mọi nơi, sạch mọi chỗ”, ông Trần Văn Chung, Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết: Thời gian tới, sở tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương điển hình có nhiều cống hiến, sáng tạo, góp phần cải thiện chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động văn hóa, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa; ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ văn hóa cơ sở. Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động TDTT quần chúng; tổ chức các hội thi, giải thi đấu thể thao gắn với các hoạt động kỷ niệm, lễ hội, sự kiện chính trị của các đơn vị, địa phương...

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đến nay toàn tỉnh có 31,5% dân số tham gia tập luyện thường xuyên, 19,5% số hộ đạt danh hiệu gia đình thể thao. Bên cạnh phát huy các môn thể thao truyền thống đẩy gậy, kéo co... thì các môn thể thao hiện đại như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt, xe đạp, marathon... cùng dần hình thành và phát triển.

Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” đang ngày càng lan tỏa và đi vào chiều sâu, làm thay đổi nhiều về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 94,07% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 813 khu dân cư đạt “Khu dân cư văn hóa”, đạt 94,42% và 1.178/1.189 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt 95,07%.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước