Kinh nghiệm phát triển du lịch
- Thứ hai - 25/09/2017 13:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kinh nghiệm phát triển du lịch
Chuyến thăm đất nước chùa Tháp vừa qua đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu nhưng bằng các chính sách hợp lý, Thái Lan đã trở thành nước phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ và du lịch từ năm 1960. Anh Nguyễn Đức Hải, hướng dẫn viên du lịch tự do người Việt Nam nhưng có thâm niên trong nghề gần 10 năm tại Thái Lan dẫn đoàn chúng tôi. Công việc của anh Hải là đưa đón và hướng dẫn khách của các công ty du lịch đến từ Việt Nam sang Thái Lan. Vì vậy, trong thời gian khám phá xứ sở chùa Tháp, chúng tôi xem anh Hải như là “Google” về đất nước và con người Thái Lan, đặc biệt là cách làm du lịch của nước bạn.
Một góc thành phố Pattaya, Thái Lan
Anh Hải cho biết, để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngay từ những năm 1980, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi trong xây dựng các thiết chế kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, đội ngũ hướng dẫn viên... để thu hút khách quốc tế.
Cụ thể, du khách đến Thái Lan, sau khi xuống sân bay thì xe các hãng du lịch (liên kết tổ chức tour với các nước) của bạn sẽ đón và thực hiện hành trình khám phá theo lịch trình vạch sẵn. Xe đưa rước du khách được Chính phủ tài trợ xăng dầu theo định mức. Mỗi tài xế khi lái xe phục vụ du lịch sẽ được cấp một giấy thông hành và người lái xe chỉ cần xác nhận điểm đến là có thể được tiếp nhiên liệu ở bất cứ cây xăng nào nhằm phục vụ du khách. Vì vậy, du lịch ở Thái Lan không có tình trạng né, trốn hay bỏ qua những điểm du lịch theo tour. Ngoài ra, Chính phủ còn tài trợ kinh phí cho các khách sạn về giá phòng nghỉ để du khách giảm chi phí khi đến du lịch tại Thái Lan. Bên cạnh đó, tại các điểm du lịch của quốc gia, hoàng gia (trừ khu du lịch tư nhân) đều mở cửa miễn phí hoàn toàn cho du khách. Vì vậy, chúng ta đã có thể hiểu rằng, vì sao tour du lịch tại Thái Lan 5 ngày 4 đêm có giá rẻ hơn so với từ Bình Phước đi du lịch Đà Nẵng hay Huế... cũng trong khoảng thời gian đó.
“Là một quốc gia đang phát triển (theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới năm 2015) nhưng ở Thái Lan hiện có khoảng 60% số dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Để phục vụ du lịch và phát triển nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan yêu cầu các nhà hàng, khách sạn trong toàn quốc phải ký kết bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Vì vậy, ở nước bạn không xảy ra tình trạng phải “giải cứu” nông sản như ở nước ta trong thời gian vừa qua”... - anh Hải cho hay. |
Một điều đặc biệt là tại các khu, điểm du lịch của Thái Lan tuyệt nhiên không có cảnh người bán hàng rong, xin ăn chèo kéo như ở Việt Nam. Bạn sắp xếp và tổ chức cho những hộ kinh doanh hàng lưu niệm tại khu du lịch thành các gian hàng bài bản, khoa học, làm tăng thêm thẩm mỹ, hấp dẫn cho các điểm tham quan. Người bán hàng rất lịch sự không chèo kéo, nói thách giá hay “chặt chém”. Trong khi đó, tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng như Đà Lạt thì nạn “chặt chém”, lôi kéo, thậm chí đe dọa và đánh trọng thương du khách đã xảy ra. Ở một số nơi, tình trạng xin ăn, móc túi du khách, “cò mồi” mua hàng đặc sản... làm cho du lịch của nước ta ngày càng mất điểm đối với bạn bè quốc tế. Cũng xin nói thêm, người dân Thái Lan luôn giữ trật tự nơi công cộng, hạn chế tới mức tối thiểu những va chạm, cãi vã hay chen lấn, xô đẩy, xả rác. Đặc biệt, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Thái Lan rất cao... cũng là điều rất đáng để chúng ta học tập nhằm phát triển du lịch nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
T