20:38 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang nhất » Tin tức » Tin tức cập nhật

Lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ

Thứ tư - 20/03/2013 13:54
Lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ

Lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình Unesco đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.

Lộ trình của việc xây dựng hồ sơ cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ dự kiến sẽ được hoàn tất vào khoảng cuối năm 2014, và đề nghị xét tặng danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp trong giai đoạn 2012 - 2016.

Tranh Đông Hồ  hay gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ XVI với xuất xứ từ làng Đông Hồ ( xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Thời kỳ thịnh vượng nhất  của tranh Đông Hồ là từ thế kỷ thứ XIX đến năm 1944. 

Những bản khắc gỗ và một số tác phẩm tranh Đông Hồ.

Mặc dù đã từng có thời gian phát triển cực thịnh và cho đến nay vẫn được yêu thích, ưa chuộng nhưng cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, làng nghề tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ bị mai một do sức ép của cơ chế thị trường. Thời đại công nghệ, nhiều sản phẩm nghệ thuật cũng như lưu niệm được sản xuất lấn át các sản phẩm truyền thống. Hiện nay làng tranh Đông Hồ tại xã Song Hồ có hơn 1.500 nhân khẩu với khoảng gần 400 hộ dân, trong đó có hơn 90 hộ dân bỏ tranh khắc gỗ để chuyển sang sản xuất và buôn bán vàng mã. Tại làng hiện nay chỉ còn rất it gia đình vẫn bám trụ lại với nghề với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại. Cho đến thời điểm này, qua kiểm kê sơ bộ những bản tranh khắc gỗ cổ đã hư hỏng và mất mát nhiều, tuy nhiên bởi có thời gian rất thịnh vượng nên tại các hộ dân làm nghề trong làng vẫn có lưu giữ hàng nghìn bản tranh khắc gỗ. Ngoài ra, một số hộ dân vẫn còn duy trì nghề làm tranh còn giữ được cách thức khắc gỗ cũng như bí quyết sản xuất tranh Đông Hồ nguyên gốc. 

Cách làm tranh Đông Hồ...

 Bên cạnh những giá trị phi vật thể thì tranh khắc gỗ Đông Hồ còn có những giá trị nghệ thuật, văn hóa hiệu hữu. Nghề làm tranh Đông Hồ đã từng tạo ra nguồn thu nhập chính cho người dân trong làng, nhưng do hiện nay nhiều sản phẩm nhái kém chất lượng cũng như sự cạnh tranh từ nhiều mặt hàng khác đã nguồn thu này giảm mạnh và người dân buộc phải chuyển sang ngành nghề sản xuất khác. Đứng trước sự mai một của một dòng tranh quý, Bộ VHTTDL đã công nhận Nghề tranh làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa cấp quốc gia đồng thời phối  hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học đệ trình Unesco đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Tuy việc lập hồ sơ đề nghị Unesco công nhận Di sản không phải là một cách thức bảo tồn cho loại hình văn hóa này nhưng việc lập hồ sơ có thể là tiền đề cho việc xây dựng những kế hoạch bảo tồn, phát triển cho nghề làm tranh khắc gỗ. Bên cạnh đó, nếu được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, tranh Đông Hồ sẽ có thêm những cơ hội mới vươn ra thế giới qua các sản phẩm lưu niệm, từ đó sẽ có những cơ hội mới để phát triển và bảo tồn loại hình văn hóa độc đáo có truyền thống của dân tộc.

Tác giả bài viết: V.D cập nhật

Nguồn tin: http: www.bvhttdl.gov

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

 
 
 

---

HT phát triển Du lịch

Thắng cảnh Bình Phước